Có thể thấy rằng hiện nay doanh nghiệp Việt Nam thì thông thường mọi người đã quen với khái niệm: Vốn điều lệ, vốn pháp định. Bởi vì hai loại vốn này thường được ghi và hiển thị trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Khái niệm về vốn đầu tư và vốn góp thực hiện dự án đầu tư mọi người vẫn còn mơ hồ về thông tin và nhầm lẫn nhiều, để có thể hiểu rõ hơn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sự khác biệt của các loại vốn dưới đây
Vốn pháp định là gì ?
Khái niệm
Khái niệm vốn pháp định không còn quy định tại luật doanh nghiệp 2014 nữa. Khái niệm này được quy định tại điều 4 luật doanh nghiệp 2005. Khoản 7 điều 4 luật doanh nghiệp 2005 quy định: “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp”.
Như vậy có theo cách hiểu đơn giản nhất, vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định. Nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.
>Xem thêm: dịch vụ kế toán tại đồng nai
Đặc điểm vốn pháp định
– Phạm vi áp dụng: Chỉ quy định cho một số ngành nghề nhất định. (Các ngành nghề được nêu trong danh sách)
– Về đối tượng áp dụng: Vốn pháp định được cấp cho các chủ thể kinh doanh. Bao gồm các cá nhân, pháp nhân, tổ chức, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể…
– Ý nghĩa pháp lý: Nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện tổ hoạt động kinh doanh sau khi thành lập. Và tránh được, phòng trừ rủi ro.
– Thời điểm cấp: Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệp cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
– Vốn pháp định khác với góp của các chủ sở hữu khác với vốn kinh doanh. Vốn góp, vốn kinh doanh phải lớn hơn vốn pháp định hoặc bằng vốn pháp định.
Vốn điều lệ là gì?
Định nghĩa
– Vốn điều lệ công ty là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.
Quy định của pháp luật
Pháp luật không quy định vốn điều lệ công ty tối thiểu là bao nhiêu, hoặc mức vốn điều lệ công ty tối đa là bao nhiêu khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường.
Tuy nhiên đối với một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu mức vốn pháp định thì cần phải đăng ký mức vốn tối điều lệ tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh đó.
>Chi tiết: dịch vụ kế toán
Vốn đầu tư dự án là gì?
Khái niệm vốn đầu tư dự án
– Vốn đầu tư dự án là tổng các nguồn vốn góp vào một dự án đầu tư để thực hiện dự án đó. Vốn đầu tư có thể bao gồm: Vốn điều lệ của doanh nghiệp (góp một phần hoặc góp toàn bộ), Vốn vay từ ngân hàng, Vốn góp của các nhà đầu tư khác vào dự án đó..v..v..
Một doanh nghiệp có thể có nhiều dự án đầu tư hoặc chỉ có 1 dự án đầu tư tùy vào tiềm lực tài chính của doanh nghiệp.
Mức độ phổ biến
Cụm từ vốn đầu tư thường phổ biến trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp FDI). Vốn đầu tư thường gắn liền với các dự án đầu tư cụ thể và được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên có nhiều doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép thực hiện dự án đầu tư nên cũng thể hiện mức vốn đầu tư trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của dự án đó.
Vốn góp thực hiện dự án đầu tư là gì?
Đây Là số vốn mà doanh nghiệp góp vào một dự án đầu tư cụ thể. Số vốn góp thực hiện dự án đầu tư này có thể nhỏ hơn, lớn hơn hoặc bằng vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Ví dụ:
– Doanh nghiệp A có vốn điều lệ 10 tỷ đồng, Và có 1 dự án xây dựng chung cư B có tổng vốn đầu tư là 15 tỷ. Doanh nghiệp A bỏ vốn góp thực hiện dự án 8 tỷ góp vào dự án xây dựng chung cư này, vay ngân hàng 4 tỷ đồng, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư khác trên thị trường góp 3 tỷ còn lại vào là đủ 15 tỷ.
– Vậy Tổng vốn đầu tư dự án chung cư B = 15 tỷ, Vốn góp thực hiện dự án đầu tư của doanh nghiệp A là 8 tỷ, Vốn vay ngân hàng là 4 tỷ, Vốn đầu tư của các nhà đầu tư khác là 3