Gần đây thành lập công ty hay hộ kinh doanh là câu hỏi của nhiều doanh nghiệp khi muốn xây dựng sự nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về hai loại hình doanh nghiệp này trong bài viết dưới đây nhé.

Khái quát Công ty là gì

Nhiều người hiện nay vẫn chưa hiểu rõ khái niệm về thành lập công ty. Theo đó, công ty là một tổ chức được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Mỗi công ty sẽ có tên riêng, có tài sản và trụ sở giao dịch. Các công ty khi có giấy chứng nhận kinh doanh thì sẽ được công nhận.

Các loại hình doanh nghiệp thành lập công ty

Một số loại hình thành lập công ty phổ biến hiện nay cho bạn tham khảo được thể hiện ngay sau đây:

  • Công ty TNHH 1 thành viên. 
  • Công ty TNHH 2tv
  • Công ty cổ phần
  • Công ty hợp danh
  • Doanh nghiệp tư nhân

Tên công ty và những lưu ý

Tên của công ty bằng tiếng Việt sẽ bao gồm:

  • Loại hình công ty
  • Tên riêng của doanh nghiệp. 

Tên công ty bằng tiếng nước ngoài khi tồn tại ở Việt Nam sẽ được viết dưới dạng chữ latin. 

Trước khi đăng ký tên công ty, để tránh tên bị trùng thì bạn cần tham khảo xem tên đã được đăng ký chưa. Ngoài ra, tên của công ty không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống đi ngược với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Ngành nghề kinh doanh

Công ty có thể được cho phép kinh doanh những ngành nghề không vi phạm pháp luật.

Doanh nghiệp sẽ chủ động lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, ngành, nghề, địa bàn. Đồng thời tự chủ kinh doanh, chủ động chuyển đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh.

Trong suốt quá trình thành lập công ty và kinh doanh, công ty phải tuân thủ các điều kiện theo quy định.

>Xem thêm: thành lập công ty tại đồng nai

Những thông tin cơ bản về thành lập công ty và hộ kinh doanh

Để trả lời được câu hỏi nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh hay không, trước hết bạn phải hiểu được đặc điểm khái quát của hai mô hình này.

Khái quát về hộ kinh doanh gia đình

Hộ kinh doanh là loại hình kinh doanh được thành lập bởi hộ gia đình hoặc cá nhân. Các thành viên tham gia hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình. Khi đăng ký hộ kinh doanh, một thành viên của hộ gia đình sẽ được ủy quyền để làm đại diện hộ kinh doanh. Người đăng ký kinh doanh được ủy quyền được gọi là chủ. 

Tên hộ kinh doanh

Tên của hộ kinh doanh gồm:

  • Loại hình “Hộ kinh doanh”
  • Tên riêng của hộ kinh doanh.

Các chữ cái trong tên riêng của hộ kinh doanh sẽ nằm trong bảng chữ cái tiếng Việt. Đối với các chữ như F, J, Z, W có thể kèm theo chữ số và ký hiệu.

Một điều cần lưu ý trước khi đăng ký hộ kinh doanh đó là tên riêng của hộ kinh doanh không được giống với tên riêng của hộ đã đăng ký trong phạm vi huyện.

Ngành nghề kinh doanh liên quan

Khi đăng ký thành lập hoặc thay đổi nội dung đã đăng ký trước đó, hộ kinh doanh được tự do đăng ký ngành nghề kinh doanh.

Hộ kinh doanh sẽ được kinh doanh ngành nghề đã đăng ký khi đã đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải tuân thủ những điều kiện đó trong suốt quá trình mà họ tham gia kinh doanh.

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh gia đình

Trước khi đăng ký hộ kinh doanh, bạn cần phải chuẩn bị:

  • Đầu tiên là bản sao công chứng bản chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu, sổ hộ khẩu, chứng chỉ hành nghề (Nếu có)
  • Tiếp theo là bản sao giấy tờ nhà đất hoặc hợp đồng thuê nhà

Bạn cần nộp  hồ sơ trực tiếp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân cấp quận/huyện để đăng ký hộ kinh doanh.

>Tham khảo: thành lập công ty

Ưu nhược điểm của hộ kinh doanh cho bạn tham khảo

Ưu điểm của hộ kinh doanh

–  Dễ dàng quản lý, điều hành sản xuất

Với số lượng dưới 10 lao động phần lớn đều là những người có mối quan hệ thân thiết nên việc quản lý hộ kinh doanh dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn.

–  Hạn chế rủi ro, phù hợp với những người có ý định kinh doanh nhỏ

 Số vốn để thành lập một hộ kinh doanh không quá lớn vì vậy nó sẽ giúp bạn hạn chế thiệt hại trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

– Mức thuế khoán cố định không phát sinh bất kỳ chi phí nào khác

Hộ kinh doanh sẽ đóng mức thuê khoán cố định hàng tháng do cơ quan thuế ấn định. Lệ phí môn bài sẽ tuỳ theo doanh thu từng năm và không phát sinh bất kỳ khoản chi phí nào khác.

– Các thủ tục như đặt tên cho hộ kinh doanh, chuyển đổi ngành nghề kinh doanh, giải thể hộ kinh doanh đơn giản hơn so với thành lập công ty.

Nhược điểm của hộ kinh doanh 

Ngoài các ưu điểm kể trên thì hộ kinh doanh sẽ phải đối mặt với các nhược điểm không đáng có của hình thức này là:

_ Không được cấp con dấu và tư cách pháp nhân

_ Chịu trách nhiệm phát sinh khi gặp rủi ro, các tài sản kinh phí đi kèm không được đền bù nếu sự kinh doanh gặp thua lỗ so với thành lập công ty

_ Không được xuất hóa đơn GTGT , kê khai thuế khấu trừ nên không thể khấu trừ hoàn trả thuế như thành lập công ty

_ Cần thời gian dài để tạo dựng lòng tin đến khách hàng vì mô hình nhỏ, tính chất kinh doanh chưa được chuyên nghiệp

Có thể thấy mọi quy định về hộ kinh doanh sẽ bị khắt khe hơn nên bạn cần tìm hiểu kỹ để đưa ra quyết định sáng suốt cho mình nhé.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin giúp bạn giải quyết vấn đề nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh. Nếu bạn có ý định thành lập thì hãy tìm một nơi uy tín để đăng kí cũng như tư vấn nhé.