Hiện nay thành lập chi nhánh công ty được đăng ký tại sở kế hoạch đầu tư và do chính doanh nghiệp thực hiện. Cần thực hiện hồ sơ để xác nhận mở chi nhánh khi doanh nghiệp bạn có nhu cầu mở rộng thêm công ty.
Thành lập chi nhánh công ty? Những thủ tục thành lập chi nhánh mà bạn cần biết
Những điều kiện để thành lập chi nhánh công ty như thế nào?
Thành lập chi nhánh công ty là việc doanh nghiệp muốn phát triển thêm về thương hiệu và mở rộng kinh doanh. Khi muốn mở thêm chi nhánh, doanh nghiệp cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Đáp ứng điều kiện về tên của chi nhánh mới thành lập
Để thành lập chi nhánh công ty, tên của chi nhánh chỉ được viết bằng các chữ cái có tồn tại trong bảng chữ cái tiếng Việt.
Đặt tên cho chi nhánh con thì không thể thiếu cụm từ “ chi nhánh” đi kèm.
Bên cạnh việc đặt tên chi nhánh bằng tiếng Việt, nếu là doanh nghiệp nước ngoài thì có thể đăng ký bằng tên nước ngoài hoặc là tên viết tắt.
Điều kiện về trụ sở khi thành lập chi nhánh công ty
Nơi đặt trụ sở của chi nhánh là 1 địa điểm thuộc lãnh thổ Việt Nam. Có đầy đủ thông tin địa chỉ: số nhà, hẻm, ngõ, tổ dân phố, phường/xã, quận/huyện, thành phố…
Doanh nghiệp được phép thành lập chi nhánh công ty cả trong nước và nước ngoài. Tại 1 địa giới hành chính hoặc 1 địa phương, doanh nghiệp có thể đặt nhiều trụ sở chi nhánh.
Điều kiện về đăng ký ngành nghề kinh doanh cho chi nhánh
Khi thành lập chi nhánh công ty thì phải được đăng ký ngành nghề kinh doanh đúng với ngành nghề kinh doanh trước đó của doanh nghiệp.
Mỗi chi nhánh công ty, chỉ được đăng ký ngành nghề kinh doanh mà công ty đã có đăng ký.
Yêu cầu về người đứng đầu của chi nhánh
Người đứng đầu, quản lý của chi nhánh phải có đầy đủ các năng lực về hành vi dân sự. Có thể là một người ngoài, không nhất thiết phải là thành viên công ty.
Người đứng đầu của chi nhánh công ty khi thành lập không thuộc những cá nhân đang bị treo mã số thuế trên hệ thống đăng ký thuế quốc gia.
>Xem thêm:thành lập công ty tại đồng nai
Cách thức lựa chọn loại hình hoạt động của công ty chi nhánh

Khi thành lập chi nhánh các doanh nghiệp được phép lựa chọn 1 trong 2 hình thức hạch toán chi nhánh là: phụ thuộc hoặc độc lập. Cả 2 hình thức hoạt động chi nhánh này đều không có pháp nhân. Và đều có quyền phát sinh các hoạt động về kinh doanh như: xuất hoá đơn VAT…
Cả loại chi nhánh độc lập hay phụ thuộc đều cầm đóng tiền thuế môn bài là 1 triệu/năm. Hoạt động dựa vào sự phân công và uỷ quyền từ công ty mẹ.
Chi nhánh công ty được thành lập bằng loại hình hạch toán độc lập
Về thuế: chủ động được về phần chi phí và thu nhập tính thuế.
Có trách nhiệm kê khai và nộp thuế TNDN và không có liên quan đến phần hiệu quả kinh doanh.
Các báo cáo tài chính và sổ sách cần được hạch toán đầy đủ.
Thành lập chi nhánh công ty theo loại hình hạch toán phụ thuộc
Toàn bộ số liệu, chứng từ về chi phí và doanh thu được chuyển công ty để hạch toán chung cùng phần báo cáo tài chính cuối năm.
Kết hợp số liệu giữa các chi nhánh và công ty để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TNDN.
Số liệu sổ sách của chi nhánh chính là một phần số liệu của công ty.
Bộ máy kế toán của công ty có bao gồm cả kế toán của chi nhánh.
Thủ tục để thành lập chi nhánh công ty bao gồm những bước nào?
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty cần thực hiện đầy đủ qua các bước sau
- Bước 1: Chuẩn bị điều kiện đầy đủ để thành lập chi nhánh
Khi đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để thành lập chi nhánh, doanh nghiệp chuẩn bị phần tài liệu để tiến hành làm hồ sơ.
- Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ để thành lập chi nhánh bao gồm:
Văn bản thông báo việc thành lập chi nhánh.
Quyết định thành lập công ty chi nhánh bằng văn bản.
Các biên bản họp bàn cho việc thành lập chi nhánh.
Quyết định bổ nhiệm và giấy tờ tuỳ thán của người đứng đầu.
- Bước 3: Nộp hồ sơ và nộp lệ phí để công bố thông tin.
Hồ sơ thành lập chi nhánh và lệ phí công bố các thông tin được nộp trực tiếp tại: Sở kế hoạch đầu tư.
- Bước 4: Cấp giấy chứng nhận và đăng ký cho doanh nghiệp.
Kể từ khi nộp hồ sơ, trong khoảng thời gian 3 ngày thì doanh nghiệp sẽ được trả kết quả.
- Bước 5: Khắc dấu cho chi nhánh
- Bước 6: Thực hiện 1 số thủ tục sau khi thành lập chi nhánh công ty: nộp tờ khai thuế, làm biển công ty, mua chữ ký số…
>Tham khảo: thành lập doanh nghiệp
Những ưu cũng như nhược điểm khi thành lập chi nhánh
Thành lập chi nhánh công ty tạo điều kiện thuận tiện cho khách hàng. Khách hàng chỉ cần đến những địa chỉ thuận tiện nhất để thực hiện giao dịch. Không cần phải đến trực tiếp trụ sở chính của công ty.

Việc công ty quyết định thành lập chi nhánh sẽ phát sinh các thủ tục kế toán về kê khai thuế. Hiện nay, có 1 hình thức hoạt động kinh doanh không cần kê khai thuế đó là hình thức địa điểm kinh doanh. Vậy nên, nếu công ty bạn đang có ý định thành lập thêm chi nhánh, hãy lựa thay thế bằng việc thành lập địa điểm nhé!
Tổng kết
Chi nhánh chính là một đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp. thành lập chi nhánh công ty cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp lệ phí cho nhà nước, mở tài khoản thanh toán, kê khai và nộp thuế môn bài. Mọi thông tin về thành lập chi nhánh, bạn có thể để lại phản hồi ở phần bình luận. Bên mình sẽ nhanh chóng phản hồi thắc mắc của bạn trong thời gian nhanh nhất!